Những điểm đến nghệ thuật khó quên ở Úc

Published On 23/04/2015 | By Lona Ngọc Tú | Cẩm nang du học, Hành trang du học, Kinh nghiệm du học

Nhà hát con sò tại Sydney có thể nổi tiếng nhất nước Úc nhưng không phải nơi duy nhất có lịch sử đặc biệt. Từ nhà hát ở vùng hoang mạc đến tuyến đường ngầm, những điểm đến đầy nghệ thuật dưới đây ẩn chứa những câu chuyện kỳ thú. Du học Úc và cùng nhau tìm hiểu nhé!

1. Sân khấu lớn nhất Nam Bán cầu

Sân khấu lớn nhất Nam Bán cầu
Trung tâm Nghệ thuật Melbourne và sân khấu rộng kỷ lục
Trung tâm Nghệ thuật Melbourne

Kỷ niệm 30 năm thành lập vào năm nay, Trung tâm Nghệ thuật Melbourne nổi bật với kiến trúc tháp cao 162 mét và vòng váy vàng quấn quanh tượng trưng cho chiếc váy của các vũ công ba lê.

Bên trong, Nhà hát của bang là nơi cư trú của sân khấu lớn nhất Nam Bán cầu. Đặt trước 2,085 chiếc ghế đỏ, trần của nó được trang trí với 75 nghìn khối cầu bằng đồng nhỏ. Đây cũng là nhà của bộ sưu tập các trang phục biểu diễn lớn nhất nước Úc, trong đó có những chiếc váy của nữ nghệ sĩ opera người Úc Phu nhân Nellie Melba đến những chiếc quần cộc của ngôi sao nhạc pop Kylie Minogue.

Tòa nhà này còn có Nhà hát Playhouse vốn là một trong ít các nhà hát ở Úc được lặp đặt những lối ngầm bên dưới sân khấu để các diễn viên tiến vào thính đường trong khi buổi biểu diễn đang diễn ra. Những lối ngầm này được dùng ở Rome trước đây để cho phép một số đông những khán giả ra khỏi sân vận động.

2. Bảo tàng ngoài trời lớn nhất Trái đất
Lake-Ballard-2-small
Một tượng sắt trên nền hoàng hôn gần hồ Ballard, Tây Úc (Flickr CC: Francesco Piasentin)

Ở trung tâm sa mạc Úc bạn có thể thấy bảo tàng ngoài trời lớn nhất Trái đất. Năm 2003, nghệ sĩ nổi tiếng thế giới Antony Gormley đã dùng Hồ Ballard để trưng bày những tác phẩm cho môi trường, bao phủ hơn bảy cây số vuông đất khô cằn. Triển lãm ‘Inside Australia’ – bên trong Úc – là một phần của Liên hoan Nghệ thuạt Quốc tế tại Perth, nằm tại những mỏ vàng của Tây Úc gần thị trấn Menzies.

Triển làm gồm 51 bức tượng thép đen như kích cỡ người thật tạo nên một lối đi mà màu đen nhánh của chúng nổi bật trên nền cát trắng của hồ. Những bức tượng theo phong cách trừu tượng này đẹp nhất khi xem vào lúc bình minh hay hoàng hôn.

3. Rạp chiếu phim ngoài trời lâu đời nhất trên thế giới
Rạp chiếu phim ngoài trời lâu đời nhất trên thế giới
Ghế dù tại Nhà hát Mặt trời (Flickr CC:Alexus71)

Nếu các bức tường có thể nói chuyện thì có lẽ Nhà hát Mặt trời tại Broome có thể kể cho bạn rất nhiều những giai thoại thú vị.

Xem thêm  Du học Úc tại thành phố Adelaide - Tại sao không?

Trong chiến tranh, các trận lũ và thay đổi xã hội, rạp chiếu phim ngoài trời lâu đời nhất thế giới này là điểm gặp mặt của các cư dân của thị trấn nằm vùng bờ biển Tây Úc từ 100 năm nay.

Được xây dựng tại khu phố Tàu tại Broom vào cuối 1800, một phần tòa nhà từng là nhà hát Nhật Bản.

Broome 50 Years On - Sun Picture Theatresun-theatre-yarraville-large

Việc xây dựng rạp chiếu phim ngoài trời với 500 chỗ ngồi được bắt đầu từ năm 1913 và ba năm sau Nhà hát Mặt trời bắt đầu chiếu những bộ phim câm.

Trong Thế chiến Thứ hai, các thiết bị của rạp chiếu phim bị phá hủy và cả thị trận được đưa đi di tản. Những hệ thống này sau đó được các sĩ quan quân đội sửa lại và chiếu phim vào mỗi tuần cho người dân. Vì năm trong khu vực bị lụt úng, nhà hát thường xuyên bị ngập nước và những người đến xem phải nhấc chân lên mỗi khi nước lên.

Rạp chiếu phim này tiếp tục được hoạt động đến ngày nay và hiện có khả năng chiếu cả phim 3D.

4. Đàn organ cơ lớn nhất thế giới
Đàn organ cơ lớn nhất thế giới
Đó là một biểu tượng kiến trúc nổi tiếng của Úc, nhưng ít người biết rằng bên trong Nhà hát Con sò chứa đựng chiếc đàn organ cơ lớn nhất thế giới. Nó cao 16 mét và rộng 13 mét, có hơn 10 nghìn ống và mất một thập kỷ để dựng.

Sau khi hoàn thành chiếc đàn năm 1979, nhà thiết kế Ronald Sharp thừa nhận ông được giao làm một nhạc cũ không chỉ là một chiếc máy quá khổ.

“Nó là chiếc đàn organ cơ lớn nhất, nhưng toi lo ngại chính của tôi chính là làm sao để âm thanh của nó không như kích cỡ của nó. Tôi hi vọng những người yêu nhạc sẽ thích nó,” ông nói.

Chiếc đàn Grand Organ được chơi lần đầu tiên bởi một nhạc công Melbourne Douglas Lawrence tháng Sáu năm 1979 và sau đó là những nhạc công quốc tế đến đây cùng dàn nhạc quanh năm.

5. Bức vẽ lớn hình người nhất thế giới
Maree_Man flickr
Người đàn ông Marree được nhìn từ không trung năm 1998 (Wikimedia CC:Peter Campbell)

Ở vùng Nam Úc gần thị trấn Marree, bức vẽ người lớn nhất được in cào trên đất. Cao khoảng 4 cây số, hình người này được biết tạo ra từ việc dùng lưỡi cày cạo xuống vùng cỏ để lộ phần đất đỏ bên dưới. Bức vẽ được biết là thể hiện một người Thổ dân Úc cầm một chiếc lao, được nhìn thấy đầu tiên bởi một phi công khi bay qua Finnis Springs năm 1998. Dù thế thì chưa có ai biết tác phẩm này là do ai tạo nên bất chấp nhiều điều tra từng được tiến hành.

Xem thêm  Một vài xếp hạng vui về các trường Đại học ở Úc

Thời điểm đó, bức vẽ này đã gặp phải sự phản đối và cho nó là một sự chế nhạo đối với người Thổ dân. Tuy nhiên những người chủ đất, người Arabana, hiện nay đồng ý tái tạo lại nó.

Do hình ảnh này bị bào mòn theo thời gian, đang có những động thái khôi phục lại nó trước khi nó hoàn toàn biến mất. Rất nhiều người cuốn hút bởi bí mật quanh nguồn gốc của người đàn ông Marree và bay đến Kati Thanda, Lake Eyre tạo cơ hội cho những khách tham quan xem những gì còn lại của hình vẽ này cũng như  thiên nhiên của Úc.

6. Nhà hát Úc bị ma ám nhất
2010.03.15-Princess-Theatre-1
Nhà hát Princess Theatre ngày nay (Image Wikimedia Commons CC BY Mat Connolley) và Fred Federici bên dưới (Ảnh được cung cấp)

Hơn 150 năm nhà hát Princess Theatre đã phục vụ khán giả Melbourne những vở kịch và nhạc kịch nhưng huyền thoại ấn tượng nhất của nó lại xuất phát từ một câu chuyện có thật.

ArtsCentre

Năm 1888 đêm mở màn của nhạc kịch ‘Faust’ kết thúc với việc diễn viên Fred Baker, vai quỷ sa tăng Mephistopheles, lọt vào một cửa bẫy và rơi xuống địa ngục. Tuy nhiên nhiều người không biết rằng Fred Baker, nghệ danh Federici, đã bị một cơn đợt quỵ trên đường rơi xuống và qua đời.

Cả đoàn diễn viên đã cúi chào mà không hề nhận ra cái chết của đồng nghiệp. Và theo huyền thoại thì họ nói rằng không nhận ra vì  bóng ma của “ông ấy vẫn ở trên sân khấu và cúi chào với chúng tôi.”

Nhiều năm có một loạt những câu chuyện về hồn ma của Federici, đến xem các buổi diễn tập và xuất hiện ở trong bóng tối của cánh gà nhà hát.

Rất nhiều năm một ghế tại vòng chính của nhà hát vẫn được để ngỏ để dành cho ông mỗi đêm mở màn.

(Nguồn: Australia Plus)

Like this Article? Share it!

About The Author